Cổng tự động ngày nay không chỉ được xem là một xu hướng mà còn là một biểu tượng của sự tiện nghi và an toàn. Khi bạn bước vào những nơi như trung tâm thương mại, văn phòng hiện đại,… các bạn dễ bắt gặp cổng tự động tự mở ra như lời chào không lời, vừa tiện lợi mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp. Vậy làm thế nào để chọn cổng tự động phù hợp với nhu cầu của bạn? Lựa cổng tự động nào là tốt nhất? Hãy cùng Thủy Linh Long khám phá những yếu tố cần xem xét khi chọn cổng tự động nhé.
Các trang thiết bị của cổng trượt tự động
Trước khi chọn cổng tự động, các bạn cần xem xét về những đặc điểm của cổng tự động như là trọng lượng, chiều rộng chiều ngang cổng. Nên chọn khối lượng cổng phù hợp với khả năng chịu tải của hệ thống thiết bị motor, nếu khối lượng lớn hơn mức cho phép thì cơ cấu sẽ không chịu được tải và chắc chắn sẽ bị hỏng. Hơn nữa lượng dư càng lớn thì sự cố sẽ xảy ra càng sớm.
Động cơ cổng trượt điện
Động cơ cổng trượt điện được chia làm ba nhóm gồm có
Động cơ có cường độ thấp
Động cơ có cường độ cao
Động cơ có cường độ trung bình
Động cơ có cường độ thấp được thiết kế có chu kỳ không quá 20 lần đóng mở cổng mỗi ngày và trung bình không thể hoạt động quá 100 chu kỳ mỗi ngày, chúng thường được chọn lắp đặt tại những nơi không có lượng người qua lại mỗi ngày quá nhiều. Còn đối với động cơ có cường độ cao không giới hạn về số chu kỳ, chúng thường được chọn lắp đặt tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà kho,….
Công tắc giới hạn của cổng tự động
Mỗi khi cổng đóng mở chúng sẽ tích lũy quán tính. Chính vì thế, thiết bị sẽ không thể hoàn thiện nếu không có công tắc giới hạn. Nó là thiết bị ngăn cánh cổng di chuyển đến điểm cuối.
Khối điều khiển
Được xem là bo mạch điều khiển hoặc mạch điều khiển tín hiệu, gồm các tự điện, chip điều khiển nạp chương trình để xử lý các lệnh từ xa. Các loại khối điều khiển cổng tự động phổ biến gồm mạch điều khiển cổng âm sàn, mạch điều khiển cổng tự động cánh tay đòn, mạch điều khiển cổng trượt tự động mỗi loại phù hợp với các kiểu cổng và yêu cầu cụ thể.
Thiết bị điều khiển cổng mở xoay tự động
Thiết bị quan trọng hoạt động tự động hóa chức năng của cổng xoay, bộ truyền động cổng xoay nên lựa chọn tải trọng phù hợp không nên bị quá tải. Cùng tìm hiểu thêm về các thiết bị điều khiển cổng mở xoay. Có nhiều loại thiết bị cổng xoay tự động gồm
Cơ điện
Thủy Lực
Đòn bẩy
Âm sàn
Thiết bị truyền động cơ điện
Khả năng tự đóng mở cổng tự động thông qua đường truyền dẫn vô tuyến, thiết bị này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường an ninh. Thiết kế hoạt động mạnh mẽ và ổn định, các mô hình thị trường hiện nay có thể phù hợp với những loại cổng như cổng xoay, cổng trượt.
Động cơ tay đòn
Được thiết kế với công nghệ hiện đại, động cơ tay đòn có khả năng chịu tải trọng lớn lên đến 300kg cho mỗi cánh. Động cơ tay đòn hoạt động dựa trên nguyên lý vít xoắn hoặc thủy lực, đảm bảo quá trình mở và đóng cổng diễn ra một cách êm ái và hiệu quả. Động cơ tay đòn cũng được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có chỉ số chống bụi chống nước IP54 đảm bảo bền bỉ và đem lại hiệu suất cao.
Động cơ thủy lực
Sử dụng lực nén của dầu thủy lực, động cơ này có khả năng chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học cho phép cổng đóng mở một cách nhẹ nhàng và chính xác. Động cơ thủy lực được ưa chuộng lắp đặt tại những nơi cần sức dùng lớn độ bền cao như cổng các nhà máy, xí nghiệp. Với khả năng tạo ra mô – men xoắn lớn và tốc độ vận hành ổn định, động cơ thủy lực có thể hoạt động hiệu quả ngay với cổng có trọng lượng lớn.
Động cơ âm sàn
Được lắp đặt dưới mặt đất, hoàn toàn ẩn tầm nhìn, động cơ âm sàn cung cấp một giải pháp liền mạch không làm ảnh hưởng đến diện mạo cổng hay ngôi nhà. Động cơ âm sàn hoạt động bằng nguồn điện AC, với một số mô hình có thể tương thích với nguồn điện DC hoặc tấm pin mặt trời giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Được xem là lựa chọn tinh tế và hiện đại, dành cho những người mong muốn sự kín đáo có tính thẩm mỹ cao.
Trang thiết bị hệ thống
Khi nhắc đến thiết bị của cổng tự động chúng ta thường nghĩ đến những hạng mục như: Điều khiển từ xa, cảm biến an toàn, đèn tín hiệu,….. Nhờ có những thiết bị trang bị vào hệ thống cửa tự động, giúp chúng có những tính năng mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
Điều khiển từ xa: Có hai loại điều khiển từ xa có thể điều khiển cửa tự động, thứ nhất tương ứng với 433 MHz, thứ hai là 868 MHz. Chúng đều nhận tín hiệu ở khoảng cách không quá 40m.
Đèn tín hiệu: Có một số cửa bổ sung đèn tín hiệu cho cổng, mục đích là để báo hiệu cho người khác về cổng, bằng ánh sáng từ đèn bạn có thể xác định cổng đóng hay mở.
Cảm biến an toàn: Sử dụng cảm biến an toàn bảo vệ người và vật dụng khỏi những sự cố ngoài mong muốn.
Điều khiển từ xa: Sử dụng điều khiển từ xa nhận được tín hiệu từ bảng điều khiển của người dùng, phản hồi lập tức. Cho phép người dùng đóng mở cửa bằng bộ điều khiển mà không cần phải dùng sức.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy đường rằng hệ thống cổng tự động ngày càng phổ biến, xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày. Thủy Linh Long hy vọng đem đến cho khách hàng nguồn thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề và đưa ra quyết định đúng đắn.